Nếu bạn có làn da khô, tất cả những gì bạn thực sự cần làm đó là tăng cường dưỡng ẩm cho da. Nghe có vẻ đơn giản phải không? Nhưng nói thì dễ hơn làm, vì rất nhiều người không biết làm thế nào để dưỡng ẩm cho da khô hiệu quả cao mà vẫn đủ dịu nhẹ cho khuôn mặt mỏng manh. Vì vậy, bài viết này của Đẳng Cấp Phái Đẹp sẽ giúp bạn giữ cho làn da mềm mại và khỏe mạnh quanh năm suốt tháng!
1. Hiểu về làn da khô
1.1 Da khô là gì?
Da khô là tình trạng da bị thiếu độ ẩm do mất nước ở lớp biểu bì. Khiến cho lớp da dễ bong tróc thành các vảy mịn màu trắng hoặc khi sờ vào vùng da cảm thấy khô ráp. Đồng thời làn da không đủ ẩm dễ xỉn màu và thiếu sức sống hơn. Có thể bạn có làn da khô tự nhiên hoặc chỉ bị khô tạm thời, chẳng hạn, da bị khô vào mùa đông.
Khi thiếu nước làn da sẽ trở nên khô ráp, thiếu sức sống
Các dấu hiệu và triệu chứng của da khô có thể khác nhau tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe, màu da, môi trường sống và mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chúng bao gồm:
- Cảm giác căng da.
- Da có cảm giác thô ráp.
- Ngứa.
- Da bong tróc từ nhẹ đến nặng, gây ra vẻ ngoài xỉn màu.
- Có vảy nhẹ đến nặng.
- Da nứt nẻ.
- Da có nếp nhăn, đường nhăn.
- Vết nứt sâu có thể chảy máu.
- Da có màu từ đỏ trên da trắng đến xám trên da nâu và đen.
1.2 Các yếu tố gây khô da
Một số yếu tố chính làm tăng nguy cơ phát triển da khô, bao gồm:
- Tuổi tác: Tuổi tác càng cao da thường càng khô. Khi bạn già đi, lỗ chân lông tự nhiên sản xuất ít dầu hơn, làm tăng nguy cơ khô da.
- Mùa: Da khô phổ biến hơn trong những tháng mùa thu và mùa đông, khi độ ẩm tương đối thấp.
- Thói quen tắm rửa: Sử dụng nước quá nóng lên da sẽ làm tăng nguy cơ bị khô da.
- Tia cực tím (tia UV): Có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da, và da lão hóa thì càng dễ bị khô hơn.
- Quy trình chăm sóc da không đúng cách: Làm mất đi các lipid tự nhiên trong da khiến da khô ráp, yếu đi.
- Ctác nhân về nội tiết tố: Sự thay đổi một số nội tiết tố nhất định trong cơ thể, đặc biệt là estrogen và testosterone có thể ảnh hưởng đến độ ẩm da và độ lipid torng da.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc và quá trình chữa bệnh (như xạ trị, lọc thận, hóa trị) có thể gây tác dụng phụ là làm khô da.
2. Nguyên tắc giữ ẩm cho da khô chuẩn
Tránh xa các tác nhân gây hại: Để giữ ẩm cho da khô, trước hết cần phải khôi phục chức năng duy trì độ ẩm cho các lớp ngoài da. Do đó, hãy tránh những tác nhân gây hại sau.
- Xà phòng (tất cả các loại xà phòng vì xà phòng có tính kiềm rất cao sẽ gây hại cho da và làm cho da bị khô hơn).
- Thành phần làm sạch cao như sodium lauryl sulfate hoặc sodium sulfonate C14-16 olefin.
- Sản phẩm chứa thành phần gây kích thích (ví dụ như rượu, bạc hà, tinh dầu bạc hà, bạc hà, cam chanh, khuynh diệp, hương thơm).
- Tiếp xúc với nước nóng.
- Chà mạnh vào da làm mài mòn da.
Làm sạch sâu cho da khô: Làm sạch bằng các sản phẩm có độ pH phù hợp với độ pH của da, có các dưỡng chất hỗ trợ cấp ẩm, chống khô da. Lưu ý không rửa mặt bằng nước nóng vì sẽ làm da mất đi độ ẩm.
Tẩy tế bào chết thường xuyên: Loại bỏ tế bào chết 1-2 lần/tuần giúp loại bỏ sự tích tụ của tế bào da cũ và thay thế bằng một làn da mới khỏe mạnh, tươi trẻ mịn màng.
Cấp ẩm cho da khô: Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm (serum, gel, lotion, kem chống nhăn, chống lão hóa, làm săn chắc da…).
Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp mang lại cho bạn một làn da mịn màng, ẩm mượt
Sử dụng kem chống nắng cho da khô: Thoa kem chống nắng cho da khô hàng ngày, ngay cả trong mùa đông. Kem chống nắng sẽ là một lớp màng bảo vệ cho da khô, giúp hạn chế tối đa tác hại từ ánh nắng mặt trời và giữ ẩm cho da.
3. TOP 5 phương pháp dưỡng ẩm cho da khô
3.1 Uống nhiều nước
Nước uống cần thiết để cơ thể chúng ta hoạt động tối ưu và giúp các chất dinh dưỡng đến da thông qua lưu lượng máu thích hợp. Ở cấp độ tế bào, nước uống rất tốt vì nó giúp thanh lọc cơ thể và cung cấp nước cho cơ thể chúng ta nói chung.
Không có đủ nghiên cứu cho rằng uống nước sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về diện mạo của làn da, nhưng nước vẫn có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là việc giữ đủ nước sẽ giúp ngăn ngừa các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như da khô, căng hoặc ngứa.
Vì vậy, hãy cố gắng uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày nhé.
3.2 Chế độ dinh dưỡng khoa học
Kết hợp thêm chế độ ăn uống dinh dưỡng từ rau củ quả và các loại thực phẩm khác để giúp chống lại tình trạng khô và kích ứng cũng như tăng cường hàng rào bảo vệ da và khóa độ ẩm cho da.
Các loại thực phẩm có khả năng dưỡng ẩm cho da khô cực kỳ hiệu quả mà bạn nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày gồm:
- Trái cây họ cam quýt giàu Vitamin C.
- Các loại hạt như quả óc chó, quả hạnh nhân, hạt điều, quả hạch brazil.
- Các loại cá béo như cá hồi.
- Các loại rau củ quả như ớt chuông, dưa leo, bơ, khoai lang,…
3.3 Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da khô
Kem dưỡng ẩm giúp bù nước cho lớp tế bào da trên cùng và giữ ẩm, là bước đầu tiên trong việc chống lại da khô.
Kem dưỡng ẩm cho da khô hiệu quả thường chứa ba loại thành phần chính:
- Chất giữ ẩm giúp thu hút độ ẩm bao gồm ceramides, glycerin, sorbitol, axit hyaluronic và lecithin.
- Một nhóm thành phần giúp giữ ẩm bên trong da, ví dụ Petrolatum (thạch dầu mỏ), silicone, lanolin và dầu khoáng.
- Các chất làm mềm, chẳng hạn như axit linoleic, linolenic và lauric, làm mịn da bằng cách lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào da.
3.4 Sử dụng serum cấp ẩm cho da khô
Một trong các bước dưỡng ẩm cho da khô hiệu quả là sử dụng serum chứa dầu dưỡng, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí. Serum cấp ẩm cho da khô có dạng tinh chất, được phân tầng bởi lớp dầu dưỡng phía trên và lớp nước phía dưới.
Khi sử dụng loại serum này, lớp dầu dưỡng sẽ phủ ở bề mặt trên của da nhằm giúp ngăn sự bốc hơi nước. Nhờ đó da sẽ giữ được độ ẩm cần thiết ngay cả trong điều kiện thời tiết khô hanh. Trước khi dùng serum dưỡng ẩm, bạn nên lắc đều để lớp nước và dầu hoà vào nhau.
Tham khảo ngay một số thương hiệu serum dưỡng ẩm cho da khô nổi tiếng:
- Obagi Medical – Thương hiệu mỹ phẩm TOP của Mỹ
- Zo Skin Health Hydration – Dòng sản phẩm phục hồi, dưỡng ẩm bảo vệ da
- Dermalogica – Thương hiệu chăm sóc da cấp độ chuyên nghiệp
3.5 Dưỡng ẩm cho da khô từ thiên nhiên
Bạn có thể áp dụng các cách cấp ẩm cho da khô từ thiên nhiên này 2-3 lần/tuần để tăng cường vẻ ngoài làn da thêm căng mịn, rạng rỡ nhé.
Dưỡng ẩm cho da khô từ dầu dừa
Dầu dừa có đặc tính làm mềm. Chất làm mềm lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào da, tạo ra bề mặt mịn màng. Đó là lý do tại sao các axit béo bão hòa tự nhiên trong dầu dừa có thể dưỡng ẩm và làm mịn da.
Bạn có thể sử dụng dầu dừa hàng ngày trên cả những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể. Chúng bao gồm khu vực mặt, bên dưới mắt và xung quanh miệng của bạn. Một ưu điểm khác của dầu dừa là bạn không cần trộn với bất cứ thứ gì. Dừa đủ nhẹ nhàng để sử dụng hàng ngày.
Dưỡng ẩm cho da khô với bột yến mạch
Bột yến mạch có chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm giúp làm dịu kích ứng. Cùng với arginine, histidine, methionine và lysine giúp hình thành collagen và chống tổn thương da do tia UV.
Phương pháp cấp ẩm cho da khô này đặc biệt hiệu quả nếu bạn đang muốn giảm ngứa.
Dùng máy xay thực phẩm xay bột yến mạch thành bột mịn rồi cho vào nước ấm. Thoa hỗn hợp bột yến mạch lên khắp vùng da mặt. Tiến hành massage mặt nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ hoặc từ dưới lên. Để trong 3-5 phút sau đó rửa lại với nước ấm và cuối cùng là nước mát giúp se khít lỗ chân lông.
Dưỡng ẩm cho da khô bằng quả bơ
Quả bơ là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa, axit béo thiết yếu, khoáng chất và vitamin. Chúng giúp như giữ ẩm cho da khô và có thể hoạt động như một loại kem chống nắng tự nhiên.
Hãy cắt một quả bơ chín thành khối và thêm một lượng nhỏ tinh dầu bơ rồi nghiền nhuyễn. Đắp hỗn hợp lên mặt và để 10 – 15 phút. Sau đó, rửa sạch da bằng nước ấm.
4. Lưu ý khi dưỡng ẩm cho da khô tại nhà
Để làn da giữ được sự ẩm mịn, mượt mà, ngoài những phương pháp dưỡng ẩm cho da khô được chia sẻ ở trên, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Giới hạn thời gian tắm khoảng 10 phút mỗi ngày một lần và sử dụng nước ấm thay vì nước quá nóng, tránh việc khiến da mất đi độ ẩm.
- Trong những tháng mùa đông, hãy thoa kem dưỡng ẩm cho bàn chân và bàn tay, sau đó đeo găng tay trước khi ra ngoài.
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho da mặt. Kem dưỡng ẩm cơ thể chứa dầu có thể gây ra mụn trứng cá và tổn thương viêm nang lông hoặc nhiễm trùng nang lông.
- Sau khi bơi, tắm để loại bỏ hóa chất còn sót lại trong hồ bơi và sau đó thoa kem dưỡng ẩm.
- Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm. Đặt nó ở mức khoảng 60%, mức đủ để bổ sung lớp trên cùng của da.
- Giảm thiểu việc sử dụng xà phòng. Tránh xa xà phòng khử mùi, xà phòng thơm và các sản phẩm chứa cồn vì chúng có thể loại bỏ dầu tự nhiên.
- Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, rửa. Điều này giúp lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào da và giữ ẩm cho da khô trong khi da vẫn còn ẩm.
- Không bao giờ gãi. Trong hầu hết các trường hợp, kem dưỡng ẩm có thể kiểm soát cơn ngứa. Bạn cũng có thể sử dụng túi chườm lạnh hoặc gạc để giảm ngứa.
Chìa khóa của việc dưỡng ẩm cho da khô chính là bổ sung thêm cho da các nhân tố giữ ẩm. Và bài viết đã chia sẻ đến các bạn các phương pháp hiệu quả nhất, đơn giản nhất để giữ cho làn da luôn đủ độ ẩm để duy trì tình trạng mịn màng, ẩm mượt. Chúc các bạn thành công!